Hạt nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh đều là những nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất nhựa. Tùy vào mặt hàng và yêu cầu để sử dụng những loại nhựa khác nhau. Vậy làm cách nào để có thể phân biệt được đâu là nhựa nguyên sinh đâu là nhựa tái sinh? Hãy cùng Phong Sơn Plastic đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Tiết lộ cách phân biệt nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh
Nhựa nguyên sinh
Để so sánh về chất lượng thì hạt nhựa nguyên sinh được đánh giá cao nhất. Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể liên tưởng nhựa nguyên sinh là loại mới được sinh ra. Chúng như tờ giấy trắng tinh khiết không chứa bất kỳ tạp chất nào. Nhựa nguyên sinh như thành phần tạo ra những sản phẩm nhựa cao cấp, độ an toàn cao.
Chi tiết hơn về khái niệm nhựa nguyên sinh thì bạn có thể tham khảo tại bài viết: Hạt nhựa nguyên sinh là gì.
Nhựa nguyên sinh cũng là tên gọi chung của rất nhiều loại nhựa khác nhau. Có thể kể đến những loại phổ biến như: PP, PE, ABS, PA, HIPS,… Mỗi loại đều có thông số cùng đặc điểm khác nhau. Nhưng chúng đều có điểm chung là không pha tạp và không chứa chất phụ gia. Màu sắc sơ khai của nhựa nguyên sinh là màu trắng. Trong quá trình sản xuất chúng sẽ được pha màu theo yêu cầu.
Về đặc tính, nhựa nguyên sinh có độ đàn hồi tốt, mềm, dẻo và chịu được áp lực. Bề mặt nhựa sáng bóng, mịn có tính thẩm mỹ cao. Màu sắc của nhựa nguyên sinh tươi sáng, đẹp mắt.
Về ứng dụng thì tùy vào thành phần cấu tạo và đặc tính mà mỗi loại hạt nhựa sẽ được dùng để sản xuất ra những mặt hàng khác nhau. Ví dụ với nhựa công nghiệp để làm thùng nhựa, thường dùng nhựa nguyên sinh PP, thùng phuy sử dụng nhựa HDPE,… Ngoài ra, nhựa nguyên sinh còn ứng dụng trong sản xuất nhựa gia dụng, bao bì đựng thực phẩm, làm ống nhựa,… Thậm chí, chúng còn là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất các thiết bị y tế, sản xuất ô tô, máy bay,….
Nhựa tái sinh
Nhựa tái sinh là nhựa được sinh ra từ các sản phẩm nhựa nguyên sinh hay tái sinh. Dễ hiểu hơn thì từ một sản phẩm làm từ nhựa nguyên sinh qua xử lý ta sẽ thu được nhựa tái sinh. Tái sinh này có thể lần 1, lần 2 hoặc lần 3. Càng về sau thì chất lượng nhựa càng kém.
Bạn đã bao giờ thu gom đồ nhựa không dùng trong nhà bán hoặc cho những người thu mua phế liệu chưa? Họ chính là một kênh để các nhà sản xuất tập hợp lại các sản phẩm nhựa để đem đi tái chế. Nhựa phế liệu cũng có nhiều loại. Ví dụ như chai nước khoáng từ nhựa PET, can rượu từ nhựa HDPE, chai nước lau sàn từ nhựa PP,… Chúng sẽ được phân loại ra thành từng nhóm để phục vụ quá trình tái chế được dễ dàng. Sản phẩm nhựa sẽ được gom lại, phân loại, nghiền nhỏ và làm sạch. Chúng sẽ được làm khô và nung chảy. Hỗn hợp nhựa này được đưa qua máy đùn, ép nhựa thành dạng sợi bún hoặc hạt nhựa.
Hạt nhựa nguyên sinh có những loại nào thì nhựa tái sinh cũng có những loại đó. Chúng cũng có đầy đủ các loại như: Nhựa tái sinh PP, nhựa tái sinh HDPE, nhựa tái sinh ABS,… Khác với nhựa nguyên sinh thì nhựa tái sinh có nhiều màu sắc đa dạng hơn.
Khác với nhựa nguyên sinh thì màu sắc của nhựa tái xỉn hơn. Các sản phẩm làm từ nhựa tái cũng thường có mùi khó chịu hơn. Đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể nhận biết sản phẩm bằng mắt thường. Cẩn thận hơn bạn có thể hỏi nhà sản xuất giấy kiểm định chất lượng sản phẩm.
Nhựa tái sinh cũng trở thành nguyên liệu sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có nhiều mặt hàng làm từ nhựa tái sinh rất nổi bật như: Hộp nhựa Uboot (PP tái sinh), phễu nhựa Topbase, bóng Bubbledeck, rổ nhựa nuôi ngao, khay trứng, …
Từ nhựa tái sinh đã có rất nhiều sản phẩm phục vụ trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp,… Tái chế nhựa tái sinh và sử dụng đúng cách cũng góp phần trong công tác bảo vệ môi trường. Nhưng có những đơn vị lại sử dụng nhựa tái chế vào sản xuất các sản phẩm dùng trong đời sống. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài.
Trên đây là những chia sẻ về cách nhận biết nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh. Hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về các loại nhựa cùng cách nhận biết. Từ đây bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp, chuẩn với yêu cầu.